Thị trường chứng khoán trong một ngày, đối với việc phân tích dài hơn hoặc để có cái nhìn tổng thể về thị trường trong một khoản thời gian nhất định người ta theo dõi khối lượng gia dịch theo mốc thời gian hàng tuần.
Khối lượng giao dịch là số lượng đơn vị cổ phiếu được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường người ta tính số lượng cổ phiếu được giao dịch trên
Khối lượng giao dịch là số lượng đơn vị cổ phiếu được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường người ta tính số lượng cổ phiếu được giao dịch trên
Khối lượng giao dịch khi được kết hợp với diễn biến gía, ta có thể đánh giá được xu hướng hiện tại của giá đang mạnh hay đang yếu, giúp ta đo lường được áp lực mua/ bán đằng sau sự chuyển động của giá, khối lượng lớn được biểu thị là những thanh thẳng đứng cao nằm ở phần bên dưới của đồ thị. Khối lượng lớn dần lên xuất hiện trong xu hướng giá tăng. Khi xu hướng thị trường tăng giá xảy ra, những phiên có khối lượng giao dịch ảm đạm có thể là những phiên củng cố xu hướng, với những phiên mà khối lượng giao dịch có chiều hướng tăng cao nhưng lại giảm dần sau đó thì nó lại báo hiệu một sự thay đổi chiều hướng tăng giá trong tương lai. Trong xu hướng giảm giá, những phiên có khối lượng giao dịch ảm đạm thường xảy ra khi thị trường bán tháo một cách hoảng loạn. Trong thị trường giá giảm, đường giá thường có xu hướng bật lên tại những nơi có khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Vậy Khối lượng đóng vai trò gì mô hình giá ? Khối lượng đóng vài trò quan trọng trong việc hình thành và phân tích mô hình giá. Ở mỗi một mô hình giá có một mô hình khối lượng riêng của nó. Về nguyên tắc, khối lượng có xu hướng giảm khi mô hình giá được hình thành. Sự vượt rào để hoàn tất mô hình sẽ có ý nghĩa hơn nếu sự vượt rào đó được kèm theo khối lượng giao dịch tăng mạnh. Khối lượng giao dịch tăng mạnh cùng với sự vượt rào ra khỏi đường xu hướng - mức hỗ trợ hoặc kháng cự thì điều đó sẽ quyết định mạnh mẽ đến hướng hoạt động của giá sau đó.
Có một vài chỉ báo kỹ thuật giúp đo lường khối lượng giao dịch như Accumulation Distribution, Chaikin Oscillator, Market Facilitation Index hay Money Flow nhưng ở đây chúng ta xem xét sơ lượt chỉ báo On-balance volume ( để hiểu rõ hơn xem thêm trong phần phân tích kỹ thuật ) . OBV là biểu đồ cho thấy quá trình tích luỹ khối lượng của những ngày tăng giá so với khối lượng ngày giảm giá :
* Nếu cuối ngày thị trường đóng cửa với việc tăng giá thì khối lượng giao dịch ngày hôm đó sẽ được cộng vào số tổng tích luỹ của ngày hôm trước.
* Nếu cuối ngày thị trường đóng cửa với giá giảm thì sẽ lấy tổng tích luỹ ngày hôm trước trừ đi khối lượng của ngày hôm đó.
Theo thời gian, thì On Balance Volume (OBV) sẽ cho thấy xu hướng là tăng hay là giảm. Nếu xu hướng là tăng, điều đó cho thấy tổng khối lượng của những ngày tăng nhiều hơn tổng khối lượng của những ngày giảm giá. Đấy là dấu hiệu tốt. Còn nếu đường OBV giảm xuống, đó chính là dấu hiệu thị trường suy giảm.
Đường OBV thường được vẽ dọc theo đáy của đường giá, điều này nói lên đường giá và đường OBV đang ở cùng xu hướng, nếu giá tăng nhưng đường OBV đi ngang hoặc giảm thì thị trường lúc đó không có đủ khối lượng để hổ trợ tiếp cho việc tăng giá, sự phân kỳ của đường tăng giá, ngang hoặc giảm giá cho tín hiệu thị trường đang xấu.
Trong thị trường side way, đường OBV đôi lúc sẽ vượt rào trước tiên và cung cấp dấu hiệu rất sớm về hướng đi sắp tới của đường giá. Quá trình bứt phá đi lên của đường tại đáy của thị trường thông thường là một báo hiệu sớm về một xu hướng tăng giá.
Xem thêm :
Bài 3 : GIÁ TRỊ CỦA CỔ PHIẾU NIÊM YẾT
www.V2Htrader.com
No comments:
Post a Comment