Phân tích cơ bản chứng khoán, cổ phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích cơ bản:
Các yếu tố cơ bản có thể bao gồm tất cả các yếu
tố liên quan đến tình hình tài chính của một công ty : doanh
thu, lợi nhuận v.v… và các yếu tố khác từ thị phần của công ty đến khả năng quản trị của ban điều hành, có thể phân các nhân tố ảnh hưởng
thành 2 nhóm :
- Nhóm các yếu tố định luợng
- Nhóm các yếu tố định tính.
- Nhóm các yếu tố định luợng
- Nhóm các yếu tố định tính.
1. Phân tích các yếu tố định lượng :
Điều quan trọng nhất của phân tích cơ bản là đi sâu phân tích các báo cáo tài chính, được hiểu là phân tích định luợng, việc phân tích này liên quan đến việc phân tích tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, và tất cả các khía cạnh tài chính khác của một doạnh nghiệp. Phân tích cơ bản giúp chúng ta hiểu về tình hình hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Bao gồm :
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
a. Phân tích bảng cân đối kế toán :
Bảng cân đối kế toán, còn được hiểu là báo cáo về tình hình tài chính,
cho nhà đầu tư biết doanh nghiệp đang sở hữu bao nhiêu tài sản, đang
nợ bao nhiêu và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán cung cấp cho các nhà đầu tư rất nhiều thông tin cơ
bản về doanh nghiệp: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, hệ số thanh toán nhanh, các khoản phải thu , phải trả, tiền và các khoản tương đương tiền, các quỹ, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu .......
b. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh :
Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn gọi là báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo lợi tức là báo cáo tài chính tổng hợp được lập định kỳ. Báo cáo này bao gồm hầu hết các vấn đề về kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp như doanh thu, thu nhập, thu nhập trên một cổ phần....ngoài ra báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước. Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết số tiền mà doanh nghiệp kiếm được, chi phí đã bỏ ra và sự khác nhau giữa số lợi nhuận thu được qua hai thời kỳ xác định.
Nhà đầu tư có thể xem xét, đánh giá báo cáo kết quả kinh doanh để thấy hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, và xem xét doanh nghiệp đó có đang hoạt động theo xu hướng chung của ngành và các đối thủ cạnh tranh hay không ?
c. Phân tích báo cáo ngân lưu :
Báo cáo ngân lưu hay còn gọi là báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính cần thiết để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, báo cáo ngân lưu thể hiện dòng tiền vào ra. Kết quả phân tích lưu chuyển tiền tệ cho thấy doanh nghiệp có điều phối tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính hay không ?
Chức năng quan trọng nhà đầu tư nên xem xét khi đầu tư vào một doanh nghiệp là khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp đó, một doanh nghiệp cho thấy lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh không có nghĩa là doanh nghiệp đó sẽ không có những khó khăn sau đó do sự mất cân đối về dòng tiền. Xem xét báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể giúp cho nhà đầu tư có một sự đánh giá tốt hơn về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vấn đề quan trọng là cần phải xem xét xu hướng của các tỷ số này để thấy được tính thanh khoản của doanh nghiệp.
2. Phân tích các yếu tố định tính :
a. Phân tích các yếu tố định tính của doanh nghiệp :
Ngoài việc phân tích báo cáo tài chính như được đề cập ở trên, có một số những nhân tố định tính đặc trưng về doanh nghiệp mà chúng ta cần phải quan tâm.
Mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : Trước khi đi vào xem xét các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, Nhà đầu tư nên xem xét doanh nghiệp đó đang kinh doanh gì ? mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp hay doanh nghiệp đó tạo ra tiền như thế nào? Nhà đầu tư nên tìm hiểu mô kinh doanh của một doanh nghiệp trước khi có quyết định đầu tư và không nên đầu tư vào những ngành nghề mà nhà đầu tư không am hiểu.
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp : Một vấn đề khác mà các nhà đầu tư quan tâm là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành công lâu dài thì đều phải có khả năng duy trì ưu thế cạnh tranh của mình. Sức mạnh của ưu thế cạnh tranh tạo sức đề kháng bảo vệ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kiềm giữ các đối thủ của mình để có được sự phát triển và thu lợi nhuận.
Ban quản lý : Chất lượng quản lý của ban quản trị là một trong những khía cạnh quan trọng nhất cần xét khi đầu tư vào một doanh nghiệp. Điều này là hợp lý vì thậm chí khi mô hình kinh doanh tốt nhất cũng sẽ không cho kết quả như mong đợi nếu ban quản trị gặp thất bại trong khi thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
Quản trị doanh nghiệp : Khái niệm quản trị doanh nghiệp mô tả các chính sách được thực thi tại một tổ chức qua đó biểu hiện mối quan hệ và trách nhiệm giữa ban quản lý và các cổ đông. Mục đích của các chính sách quản trị doanh nghiệp là để đảm bảo rằng việc kiểm tra phù hợp được thực thi nhằm ngăn cản các cá nhân tiến hành những hoạt động không chung thực và phi pháp.
b. Phân tích các yếu tố định tính của ngành :
Mỗi ngành có các sự khác biệt về mặt sản phẩm, khách hàng, thị phần giữa các doanh nghiệp, sự phát triển của ngành, sự cạnh tranh, các quy định và chu kỳ kinh doanh. Nghiên cứu về các hoạt động của ngành sẽ cung cấp cho nhà đầu tư sự hiểu biết sâu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Các quy định đặc thù : Một số
ngành bị quy định chặt chẽ vì tính quan trọng của sản phẩm hay dịch vụ
của ngành, các quy định này có thể gây ảnh hưởng mạnh đến việc thu hút vốn
đầu tư của doanh nghiệp.
Nhà
đầu tư nên luôn xem xét kỹ các quy định có thể ảnh hưởng quan trọng đến
hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp và cũng nên tính đến những
chi phí tiềm tàng do việc thay đổi quy định gây ra khi ước tính chi phí
và thành quả của việc đầu tư.
Thị phần của doanh nghiệp : Tìm hiểu kỷ lưỡng về thị phần hiện tại
của doanh nghiệp phần nào giúp nhà đầu biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Khi một doanh nghiệp sở hữu 85% thị phần, thì ta có
thể nói đó là doanh nghiệp lớn nhất trong thị trường. Khi một doanh nghiệp chiếm thị phần lớn hơn các doanh nghiệp khác thì nó
sẽ có vị thế tốt hơn trong việc phân bổ chi phí cố định của ngành công
nghiệp cần đầu tư nhiều vốn.
Khách hàng hiện tại : Nếu một doanh nghiệp chỉ kinh doanh dựa trên một số lượng khách hàng nhỏ thì đây thực sự là một điều quá rủi ro vì nếu mất đi một lượng khách hàng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành: Việc
quan sát một số đối thủ cạnh tranh trong ngành của một doanh nghiệp phần nào
sẽ giúp nhà đầu tư biết được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
đó. Các ngành có ít rào cản và nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ tạo môi
trường kinh doanh khó khăn cho các doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của ngành : Cần phải nghiên cứu xem doanh nghiệp có sự tăng trưởng về số lượng khách hàng trong thị trường chung hay không? Điều này rất quan trọng, vì nếu một doanh nghiệp không có khách hàng mới thì doanh nghiệp đó phải biết cách giành lấy thị phần để phát triển.
No comments:
Post a Comment