Khi dùng phương pháp phân tích cơ bản để xác định giá một loại cổ phiếu, ta thường dùng phương pháp P/E. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến ở thị trường các nước phát triển, Hệ số P/E là hệ số giữa giá cổ phiếu và thu nhập hàng năm của cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ, Thông thường, để dự tính giá của một cổ phiếu người ta thường dùng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty nhân với hệ số P/E trung bình của ngành hoặc của một công ty tương đương về qui mô.
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/E phù hợp với tất cả NĐT, đặc biệt NĐT cá nhân vì phương pháp này có ưu điểm dễ tính toán và đơn giản.
Nhà đầu tư cần xác định liệu một cổ phiếu của công ty có giá trị gấp bao nhiêu lần thu nhập hiện tại của nó, giá cổ phiếu trên thị trường là đắt hay rẻ có phản ánh đúng giá trị nội tại của cổ phiếu.
Các nhân tố ảnh hưởng tới P/E
Hệ số đòn bẩy tài chính: Một doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E của doanh nghiệp đó sẽ thấp hơn so với một doanh nghiệp khác cùng ngành.
EPS (thu nhập trên mỗi CP): tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E có xu hướng cao theo.
P/E của các cổ phiếu cùng ngành: Để biết cổ phiếu một công ty trong ngành là cao hay thấp là so sánh P/E của công ty với P/E trung bình ngành.
P/E của toàn thị trường: P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của từng loại cổ phiếu , khi TTCK điều chỉnh tăng hay giảm thì đa số doanh nghiệp đơn lẻ cùng tăng hoặc cùng giảm dẫn đến P/E của các doanh nghiệp này tăng giảm theo.
Ngành nghề kinh doanh đa dạng: một công ty có nhiều mảng hoạt động kinh doanh thì đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro, ổn định thu nhập và sự đa dạng này sẽ giúp làm giảm sự biến động mạnh về thu nhập mỗi cổ phiếu của công ty đó. Những công ty đa dạng hoá hoạt động kinh doanh thường được NĐT đánh giá cao.
Lãi suất thị trường: Khi lãi suất thị trường cao sẽ dẫn đến giá chứng khoán và hệ số P/E thấp hơn vì giá trị hiện tại của các khoản thu nhập tương lai của công ty sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở mức lãi suất cao.
Lựa chọn EPS :
Nếu lấy thị giá hiện tại của CP chia cho EPS tương ứng sẽ sẽ thu được P/E hiện tại. Nếu ta lấy EPS dự tính của năm sau hoặc trung bình của 3 đến 5 năm ta sẽ thu được P/E gọi là P/E tương lai.
P/E hiện tại có ưu điểm là nó phản ánh tình hình thực tế, tuy nhiên nhược điểm của nó là lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. Do đó, bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số P/E tương lai dự đoán được cả mức tăng trưởng của DN.
Để định giá phục vụ cho mục đích đầu tư trong thời gian trung và dài hạn thì NĐT nên sử dụng EPS trung bình ước tính của công ty 3 đến 5 năm tới.
Tóm lại : Xem xét cổ phiếu có ý định đầu tư đắt hay rẻ không chỉ đơn thuần dựa vào hệ số P/E mà cần phải kết hợp nhiều yếu tố và phương pháp khác để có kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, vẫn có thể sử dụng hệ số P/E như một phương pháp tham khảo để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
Xem thêm : Phân tích tài chính doanh nghiệp
Xem thêm : Phân tích tài chính doanh nghiệp
No comments:
Post a Comment